Sửa Chữa Máy Tính Tại Nhà

Bạn gặp sự cố máy tính, mất dữ liệu, bị virus, không vào được mạng.
Hãy gọi ngay 0908.808.199 ( Gặp Hòa-> sẻ có mặt trong vòng 30 đến 4 phút để giải quyết sự cố cho quý khách)

 
+ Cài đặt Windows, Word, Exel, Fonts, Autocad, 3D Max...
+ Khắc phục và xử lí mọi sự cố máy tính .
+ Cứu dự liệu bị mất do xoá nhầm, format, fdisk, …
+ Sửa lỗi máy treo, khởi động lại, máy chạy chậm…
+ Diệt Virus, cài đặt phần mềm diệt Virus, cập nhật virus
+ Lắp ráp, cài đặt, nâng cấp máy vi tính .

Bảng giá Cài Đặt tận nhà giá rẻ:
- Các ứng dụng thông thường : 50.000đ / Máy
- Các đặt Windows + ứng dụng thông thường : Destop 90.000 – Laptop 110.000đ / Máy
- Phục hồi dữ liệu PC : 150.000đ - 200.000đ / Ổ cứng
- Phục hồi dữ liệu Laptop : 200.000đ - 300.000đ / Ổ cứng


Liên Hệ:

Điện Thoại:  0908.808.199  ( gặp Anh  Hòa)
Nick Yahoo:  danghoa2209
Địa Chỉ:   325/16/8 Bạch Đằng, F15, Bình Thạnh, TPHCM

cùng Đăng Học học Thư Pháp Việt


Thưa quý vị, để giúp cho những ai có cùng cái tâm đam mê yêu thích nghệ thuật thư pháp Việt cũng như muốn tìm tòi nghiên cứu và phát triển bộ môn này nhưng lại không đủ điều kiện để tiếp xúc với những phương pháp lý luận và học hỏi những kinh nghiệm cần thiết khi nghiên cứu và luyện tập. Chính vì thế chúng tôi quyết định thực hiện những thước phim này nhằm mang đến cho quý vị những thông tin cần thiết cũng như những phần hình ảnh chi tiết sống động về những cách thức, kỹ thuật và phương pháp thực hiện bộ môn thư pháp Việt. Chúng tôi hy vọng tạo một nhịp cầu ngắn hơn để giúp quý vị mau chóng thành công với bộ môn nghệ thuật rất bổ ích này. Chúng tôi mong được sự đón nhận của quý vị và xin quý vị hãy giúp một tay để đưa những thước phim này, những kiến thức này đến với nhiều người có cùng tâm nguyện.
Xin chân thành cảm ơn.

A: LÝ THUYẾT
Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Thư thể
Phần 3: Văn phòng tứ bảo

Luyện Thư Pháp Phần 1

B: THỰC HÀNH
Phần 1: Bút pháp và các nét cơ bản


Phần 2: Chương pháp




Luyện Thư Pháp Phần 2


Thư Pháp gia Đăng Học

BÚT LÔNG những điều cần biết khi mua và sử dụng | bút lông viết thư pháp

một số loại bút lông viết thư pháp cổ | bút viết thư pháp việt


Trung Hoa gọi là “Mao Bút”, là một tuyệt phẩm của nhân loại (theo truyền thuyết bút lông được người Trung Quốc phát minh khoảng 221 năm trước Công Nguyên). Nguyên liệu thường được dùng để làm bút ban đầu chủ yếu dùng lông cầm thú như lông dê, lông hưu, lông nai, lông heo, lông cọp, báo…
Trải qua hơn 2000 ngàn năm, cây bút lông được người Trung Quốc hoàn thiện dần và tạo ra nhiều chủng loại, mẫu mã, tính năng phong phú đa dạng.
Cấu tạo của bút lông gồm hai phần: Thân bút (cán bút) và ngọn bút. Có rất nhiều chủng loại khác nhau từ trước đến nay, mỗi loại có một đặc tính và chức năng khác nhau. Sự khác biệt đó là do chất liệu cũng như độ dài của lông được dùng làm ngọn bút.
Có 3 loại bút lông chính: Bút lông mềm, bút lông cứng, và bút lông pha.
- Bút lông mềm: Thường được chế tạo từ lông dê, tóc thai nhi…Với tính năng mềm mại nhu nhuyễn, nên hấp thu được nhiều mực tạo ra nét chữ đầy đặn, nét bút linh hoạt uyển chuyển khi vận bút.
- Bút lông cứng: Thường được chế tạo từ lông thỏ lông sói, râu chuột… Với tính năng cương kiện, đầu bút chắc khoẻ, có tính đàn hồi cao. Nhưng khi hạ bút khó tạo được đường cong, nhấc bút thường để lại dấu, hay lộ rõ những mảng sướt của ngọn bút trên mặt giấy.
- Bút lông pha: Kết hợp loại lông cứng và lông mềm để tạo ra một loại bút có tính năng dung hoà, loại bút này vừa có nhu, có cương hỗ trợ cho nhau về các tính năng nên rất tiện để sử dụng.
Đối với người mới tập viết dùng loại bút lông cứng và có chiều dài lông ngắn thì dễ điều khiển hơn. Đối với người đã thành thạo, có nhiều kinh nghiệm nên sử dụng loại bút lông mềm với tính năng mềm mại hơn, dễ dàng sáng tạo những đường nét đặc biệt với hiệu quả riêng của nó. Với loại bút lông pha thì ta được đặc tính của cả hai loại bút, thích hợp với những tác phẩm có kích thước lớn.
Chiều dài ngọn bút cũng ảnh hưởng không ít đến sự thành công của tác phẩm. Những loại bút có đầu lông dài và dày thường giữ được lượng mực nhiều hơn, hạn chế việc ngừng lại chấm thêm mực khi đang viết sẽ gián đoạn cảm xúc của người viết. Nếu bạn muốn viết tác phẩm với kích thước nhỏ, cũng nên dùng cây bút có kích thước to hơn kích thước một nét chính trong chữ, như thế bút mới chứa đủ mực để viết, nét sẽ dày và mạnh mẽ. Không nên tì hết mức ngọn bút xuống mặt giấy để viết chữ to, khi đó ngọn bút tòe ra và không đàn hồi lại được, lượng mực được giữ trong phần bụng bút sẽ bị thấm hết ra giấy phải tốn thêm giai đoạn chấm mực và vuốt cọ. Đối với loại bút nhỏ thì không bao giờ nên dùng để viết chữ to hơn nó.

CÁCH CHỌN BÚT:Khi mua bút về sau khi rửa sạch lớp keo, bạn nhúng bút vào nước và giũ thật mạnh. Nếu bút tốt thì sẽ hội đủ các yếu tố sau đây: TIÊM, TỀ, VIÊN, KIỆN.
-Tiêm nghĩa là nhọn, khi nhúng ngọn bút vào mực hay nước thì lông bút túm lại đến phần đầu bút phải thật nhọn.
-Tề là ngay ngắn, tất cả các sợi lông phải được xếp đều đặn ngay ngắn từ gốc đến ngọn, không xiên qua xéo lại. Lúc bút khô, xoè ngọn bút ra trên mặt giấy, nếu thấy lông bút xòe đều ra như hình rẽ quạt thì là bút tốt.
-Viên là tròn đều, quan sát thấy xung quanh ngọn bút no đầy, bốn mặt tròn đều không bị lõm vào hay lồi ra.
- Kiện là cứng cáp, ngọn bút có độ đàn hồi cao, nhấn bút xuống mặt giấy khi nhấc lên, ngọn bút trở lại trạng thái ban đầu.
Khi mua bút chúng ta chỉ quan sát được ngọn bút có nhọn và tròn đều hay không thôi, vì bút được nhúng một loại hồ đặc biệt của nhà sản xuất.
Cán bút thường được làm bằng tre, gỗ, sành , sứ hoặc sừng…Dù được làm bằng chất liệu gì đi nữa thì cán bút phải thẳng và tròn đều.
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN BÚT:
Khi mua bút lông về, phải ngâm vào nước lã khoảng 15-30 phút cho tan đi phần hồ. Sau đó rửa sạch. Mỗi lần sử dụng nên nhúng ngọn bút vào nước cho bút “no nước” sau đó dùng khăn giấy để thấm bớt nước ra rồi mới chấm vào mực. Sau mỗi lần sử dụng phải rửa bút thật sạch bằng nước lã, không nên để bút bị khô hoặc ngâm bút quá lâu trong thố rửa mực, ngọn bút sẽ bị cong. Sau khi rửa, vuốt bút thật nhọn và treo ngược lên giá cho đến khi bút khô có thể cất vào hũ đựng bút.
Bút sử dụng càng lâu, càng mềm tạo cảm giác quen tay, khi sử dụng sẽ linh hoạt, nếu bảo quản kỹ sẽ sử dụng được lâu không phải thay bút mới. Trong quá trình sử dụng nếu có sợi lông nào bị tưa ra thì nên dùng kéo cắt đi, không nên bức bằng tay hoặc giật ngược ra sau tránh làm ảnh hưởng đến những phần lông còn lại.
Trích Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành của Đăng Học.

thực hành thư pháp việt | bút lông viết thư pháp

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
ban thu phap| Thư Pháp việt | thư pháp | đẹp | cửa hàng thư pháp | - |thư pháp tình yêu | thư pháp đẹp |