Nhận viết thư pháp việt đẹp | chuyên cung cấp ông Đồ viết Thư Pháp sự kiện tại USA | bán tranh thư pháp

tại USA Xin vui lòng liên hệ Anh Đặng Hòa:
Adress: 14715 Ne Broadway, Porland Oregon, OR 97230, USA
Phone: (01)971. 331.5217( Mr Đặng Hòa)
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


tại Việt Nam vui long liên hệ 

Địa chỉ: 26 Đào Tấn phường 5 quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84 866747585( Đăng Học)
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++



Một số hình ảnh đã tham gia các sự kiện về thư pháp 
chụp hình lưu niệm với thư pháp đào chiến
chụp hình lưu niệm cùng thư pháp đào chiến tại lễ hội tết việt

gian hàng của thư pháp đặng hòa tại lễ hội tết việt

 gian hàng của thư pháp đặng hòa tại lễ hội tết việt nhà văn hóa thanh niên

các bạn trẻ thích thú với cửa hàng thư pháp

các bạn trẻ thích thú với gian hàng thư pháp Đặng Hòa tại lễ hội thư pháp việt

 

thư pháp việt dưới cái nhìn khách nước ngoài
 tư vấn cho khách nước ngoài yêu thích thư pháp việt
chụp hình cùng các ông đồ tại lễ hội tết việt


thư pháp chữ Nhẫn







kỷ lục thư pháp kinh pháp cú
triễn lãm kinh pháp cú bằng thư pháp tiếng việt và tiếng anh của  thư pháp gia Đăng Học


thư pháp mành tre| bán thư pháp | tại cửa hàng thư pháp Đặng Hòa

cửa hàng thư pháp Đặng Hòa chuyên nhận viết vẽ tranh thư pháp theo yêu cầu trên tất cả các chất liệu, chuyên bán tranh thư pháp. nhận thực hiện vẽ tường quán, viết vẽ  thư pháp trên mọi chất liệu 

Liên Hệ tại Mỹ: 

Thư Pháp ĐẶNG HÒA
Địa Chỉ:   14715 NE Broadway st, Portland, Oregon, USA 
Điện Thoại:  (+01) 971.331.5217
Email: danghoa2209@gmail.com

 

tại Việt Nam vui long liên hệ 

Địa chỉ: 70 đường 40, Ventura, Quận 2, TPHCM
Điện thoại: 0938.087.151( Anh Tuấn)


chữ duyên thư pháp mành tre

thư pháp tình thương

vươn mình hóa kiếp phong lan thư pháp | cửa hàng thư pháp

mộng thư pháp

mành tre 30X70 thư pháp






thư pháp mành tre đừng thở dài
thư pháp mành tre thầy cô






những câu thơ hay về vợ chồng | tình yêu đôi lứa | dùng để viết thư pháp đẹp



 cửa hàng thư pháp về vợ chồng

CHỒNG
Chồng là một đấng anh hào
Là duyên, là nợ trời trao cho mình
Chồng là trụ cột gia đình
"Ba đồng một mớ" ta dinh về nhà
Chồng là Bố của con ta
To đầu mà dại đến già chưa khôn
Chồng là loài sống bằng cơm
Lại ham món phở, bia ôm vỉa hè
Chồng là một gã lái xe
Uống nhiều, hút lắm, lè phè ngày đêm
Chồng là anh của nhiều em
Ga lăng nên dễ có tiền là vung
Chồng là cái thế anh hùng
Mát xa, sàn nhảy vẫy vùng khắp nơi
Chồng là hào kiệt trên đời
Vợ mình thì sợ, vợ người thì yêu
Chồng là quân tử hạng siêu
Cứ ai phái yếu là chiều, là thương
Chồng là một gã ương ương
Bỏ đi thì tội, phải vương cả đời!

VỢ
Vợ là thân thiết trên đời
Và là mãi mãi chẳng rời chẳng xa
Vợ là tình cảm thiết tha
Vợ là gió mát, vợ là bão giông
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là sư tử Hà Đông kinh người
Vợ là tình cảm tuyệt vời
Vợ là ân ái rụng rời chân tay
Vợ là một chút men say
Vợ là ghét đắng, ghét cay trong lòng
Có người nhờ vợ nên ông
Có người vì vợ mất không cơ đồ.


 
thư pháp chữ nhẫn về vợ chồng | nhận viết theo yêu cầu tại cửa hàng thư pháp Đặng Hòa


674.
Trao tay đôi nhẫn nhắc cho nhau
Giữ đạo phu thê nhẫn đứng đầu
675.
Nhẫn để gia đình luôn hạnh phúc
Cho tình chồng vợ mãi dài lâu …
676.
Chúc mừng đôi bạn vui chung thủy
Hạnh phúc tràn trề rạng vẻ vang
677.
Trăm năm tình viên mãn
Bạc đầu nghĩa phu thê
678.
Duyên cầm vững bền theo năm tháng
Nghĩa tào khang thắm thiết đến muôn đời
679.
Thiên thu ghi tạc tình sông núi
Hạnh phúc muôn đời nghĩa phu thê
680.
Bên nhau cũng một chữ tình
Ngọt bùi cay đắng chúng mình có nhau
681.
Gió mây ríu rít bên trời
Tình chàng ý thiếp muôn đời không phai
682.
Đem nhau lên thác xuống ghềnh
Trăm năm đôi chữ chung tình chớ quên
683.
Sông sâu cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm vẫn chờ
684.
Người ơi trong cõi phiêu bồng
Chỉ xin giữ lấy tấm lòng thủy chung
685.
Cây trầu quấn lấy thân cau
Chúc cho đôi bạn bên nhau trọn đời
686.
Mình ơi tôi gọi là nhà !
Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi
687.
Trăm năm trọn đạo vợ chồng
688.
Nhọc công tìm khắp đông tây
Ai hay hạnh phúc ở ngay bên mình
689.
Hạnh phúc ơi mãi bên ta nhé
Để mỗi tinh mơ ta khẽ một nụ cười
690.
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người, sống để yêu nhau
691.
Tình yêu là năm tháng
Ngọt bùi cay đắng có nhau
Tình yêu là khi tóc bạc
Vẫn xanh giấc mộng ban đầu
692.
Tình thâm nghĩa trọng bao năm vẹn
Mộng thắm duyên lành trọn kiếp vui
693.
Sắc cầm hảo hợp câu mai trúc
Vĩnh kết đồng tâm chữ đá vàng
694.
Chữ Minh Sơn giữ một lời nguyền
Câu thề hải trọn niềm thủy chung
695.
Đem nhau lên thác xuống ghềnh
Trăm năm đôi chữ chung tình chớ quên
\

696.
Rể thảo kinh luân nền đức độ
Dâu hiền khuê các nét đoan trang
697.
Chúc mừng đôi bạn vui chung thủy
Hạnh phúc tràn trề rạng vẻ vang
698.
Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu
Thương nhau đến lúc bạc đầu còn thương
699.
Hôm nay sum hợp trúc mai
Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm
tranh thư pháp đẹp chữ Nhẫn
Tranh thư pháp khung kính chữ Nhẫn vợ chồng | thư pháp về vợ chồng

700.
Tạc lên đá chẳng khô dòng bút lệ
Khóc ngàn năm không hết nghĩa đạo tình
701.
Trai anh hùng gái thuyền quyên
Phỉ quyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng
702.
Không có gì thật cao quý và đáng kính trọng hơn lòng chung thủy
703.
Áo xưa dù nhàu _  cũng xin bạc đầu _  gọi mãi tên nhau _
704.
BÀI THƠ TẶNG VỢ
Cám ơn em đã dành cho anh những tháng ngày hạnh phúc
Biết thế nào là thi vị của tình yêu
Dù vất vả suốt cuộc đời xuân sắc
Bước thời gian không phai nhạt nét diễm kiều
Em vẫn cười không thở than thắc mắc
Sống trọn tình trọn đạo nghĩa dâu con
Sống vì chồng lam lũ vì con
Vẫn thầm lặng, dịu dàng trong nắng sáng
Anh yêu em không phải vì vóc dáng
Mà còn vì phẩm hạnh nét phương đông
Kề bên em như tựa ánh mỹ hồng
Anh chợt nhủ : Chính em là tất cả_ /_
705.
BÀI THƠ TẶNG CHỒNG
Anh là hình em là bóng
Bóng với hình khắng khít bấy lâu nay
Chuyện thế gian vui ngắn khổ dài
Anh vẫn đứng hiên ngang đầu ngọn sóng
Dù vất vả nụ cười không đánh mất
Vì yêu em anh tất bật suốt ngày đêm
Ơn phụ mẫu anh đáp đền không quản ngại
Lấy nghĩa nhân anh cư xử với mọi người
Em yêu anh vì anh có một nụ cười
Luôn chiếu sáng rạng ngời vào tổ ấm
Đối với con, anh là người cha mẫu mực
Đối với em, anh đúng nghĩa người chồng
Cám ơn anh, đã dìu em vào cõi mộng
Biết thế nào là hạnh phúc của thăng hoa
Dù cho bão táp phong ba
Em cũng vẫn kề bên anh mãi mãi _/_
706.
BÀI THƠ TẶNG ÔNG BÀ
Ông như cội rễ cây già
Bà như cành liễu là đà bên ông
Dù rằng tóc bạc răng long
Ông bà vẫn sống hết lòng với nhau
Đạo trung hiếu thường rằng ông nhắc nhở
Chữ công ngôn bà căn dặn không lời
Lấy nghĩa nhân cư xử với mọi người
Dạy con cháu sống mẫu gương từng hơi thở
Cháu yêu bà vì lòng bà là biển cả
Phẩm hạnh tràn đầy sắt nét phương đông
Cháu kính ông vì ông rường cột gia phong
Người làm đẹp những câu gia phả
Lễ thứ nhất -  cháu thành tâm kết nguyệân
ông bà cháu xin đặt mãi trong tim
Lễ thứ hai -  cháu tạ ơn cốt nhục
Lễ thứ ba -  cháu tạc dạ huấn từ _/_
707.
ĐÔI DÉP
( Nguyễn Trung Kiên )
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào 1 chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này không phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả hai
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia
 
E1
TÌNH YÊU LÀ NĂM LÀ THÁNG
NGỌT BÙI CAY ĐẮNG CÓ NHAU
TINH YÊU LÀ KHI TÓC BẠC
VẪN XANH GIẤC MỘNG BAN ĐẦU
E2
TA ĐÃ TRỌN NHAU LÀM DẤU CHẤM
MỘT CÂU VĂN KHÔNG CHẤM ĐẾN HAI LẦN
E3
HÃY CHO NHAU NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ
LỠ MAI NÀY KHÔNG CÓ ĐỂ CHO NHAU
E4
CŨNG CÓ LÚC MÂY HỬNG HỜ LẪN TRÁNH
GIÓ LANG THANG TÌM KIẾM KHẮP TRỜI CAO
E5
MÂY THIẾU GIÓ MÂY CŨNG BUỒN RŨ RƯỢI
GIÓ THIẾU MÂY LÒNG GIÓ THẤY NAO NAO
E6
NHỚ NHAU XIN HÃY TÌM NHAU
XIN ĐỪNG ĐỢI ĐỂ NGÀY SAU NHẠT NHOÀ
E7
ĐÃ BAO LẦN LÝ TRÍ BẢO TRÁI TIM
THÔI KHÔNG YÊU,KHÔNG GIẬN HỜN,KHÔNG NHỚ
NHƯNG CON TIM LÀ MỘT ĐIỀU QUÁI GỠ
VẪN CỒN CÀO DA DIẾT GỌI TÊN EM !
E8



thơ thư pháp hay về vợ chồng
thư pháp đẹp về vợ chồng
NGÀY MAI TA LẠI GẶP NHAU
LỆ RƠI XUỐNG ĐÁ TRAO NHAU NỤ CƯỜI
E9
HÔN NHAU CHÚT CHÚT LẤY TÌNH
HÔN NHAU CHÚT CHÚT CHO MÌNH THÀNH ĐÔI
MỚI ĐẦU CHÚT CHÚT NHAU THÔI
LÂU DẦN CHÚT CHÚT NÊN ĐÔI VỢ CHỒNG
E10
CÀNG TIẾN SÂU VÀO TÌNH YÊU THÌ LINH HỒN CÀNG BẤT TỬ

E11
CĂN PHÒNG DÙ CHẬT CHỘI
VẪN CHỨA ĐỦ BAO NGƯỜI
TRÁI TIM ANH(EM) RỘNG RÃI
CHỨA ĐỦ MÌNH EM (ANH) THÔI
E12
YÊU CHO SỰ SỐNG TỒN TẠI
VÀ SỐNG ĐỂ  TÌNH YÊU BẮT ĐẦU
E13
HÃY YÊU NHƯ ĐANG SỐNG
HÃY SỐNG NHƯ ĐANG YÊU
E14
GIÓ KHÔNG PHẢI LÀ ROI MÀ VÁCH NÚI PHẢI MÒN
EM KHÔNG PHẢI LÀ CHIỀU MÀ NHUỘM ANH ĐẾN TÍM
E15
THƯƠNG EM NẮM NỮA BÀN TAY
NỮA GIÂY THÔI ĐỦ LẮT LAY NỮA ĐỜI
E16
TÔI NÀNG NỮA BẠN NỮA YÊU
NỮA MƯA,NỮA NẮNG,NỮA CHIỀU,NỮA MAI
E17
TRỜI SINH CON GÁI NHU MÌ QUÁ
ĐỒNG TIỀN TRÊN MÁ LÚN LÀM CHI
E18
TA CHƯA YÊU EM CHƯA BAO GIỜ MỘT LẦN
YÊU EM CHỈ BIẾT ĐÓ LÀ EM
E19
VÀ TA BIẾT MỘT ĐIỀU THẬT GIẢN DỊ
CÀNG XA EM TA CÀNG THẤYYÊU EM
E20
TRỜI MƯA KHÔNG LỚN LẮM
NHƯNG ƯỚT ĐỦ ĐÔI ĐẦU
TÌNH TA KHÔNG LỚN LẮM
NHƯNG ĐỦ LÀM KHỔ NHAU
E21
LẠ CHƯA VẪN Ở BÊN EM
MÀ ANH CỨ NHỚ CỨ THÈM GẦN HƠN
E22
MẮT EM LÀ MỘT DÒNG SÔNG
THUYỀN ANH BƠI LỘI TRONG DÒNG MẮT EM

E23
NGƯỜI ĐÂU GẶP GỠ LÀM CHI
TRĂM NĂM BIẾT CÓ DUYÊN GÌ HAY KHÔNG
E24
BIÊT ĐÂU GẶP ĐƯỢC DUYÊN MAY
CÓ NGƯỜI TRI KỶ NƠI NÀY THÌ SAO
E25
YÊU EM LÒNG CHỢT TỪ BI BẤT NGỜ
E26
ÔM ANH VỪA MỘT VÒNG TAY
NHỚ ANH ĐẾN CẢ NHỮNG NGÀY KHÔNG YÊU
E27
CÔ BÉ ƠI!
ANH NHỚ EM NHƯ CON NÍT NHỚ CÀ REM VẬY MÀ
E28
RÂU TÔM NẤU VỚI RUỘT BẦU
CHỒNG CHANG VỢ HÚP GẬT ĐẦU KHEN NGON
E29
SĂC CẦM HẢO HIỆP CÂU MAI TRÚC
VĨNH KẾT ĐỒNG TÂM CHỮ ĐÁ VÀNG
E30
LOAN PHƯỢNG HOÀ MINH
SẮC CẦM HẢO HIỆP
E31
NHẠC VẪN SỐNG NHƯ DÒNG SÔNG TRÔI CHẢY
MỐI TÌNH ĐẦU TÔI KHẮC MÃI TRONG TIM
E32
THUYỀN AI ĐẬU BẾN SÔNG TRĂNG ĐÓ
CÓ CHỞ TRĂNG VỀ KỊP TỐI NAY
E33
HÃY CỘNG LẠI NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP NHẤT
HÃY TRỪ ĐI TẤT CẢ NHỮNG KHỔ ĐAU
HÃY NHÂN LÊN CHO TÌNH YÊU CHÂN THẬT
HÃY CHIA ĐỀU CHO HẠNH PHÚC MAI SAU
E34
DÙ RẰNG MỘT CHỮ CŨNG THƠ
DÙ RẰNG MỘT THOÁNG CŨNG THỪA XÓT XA
DÙ RẰNG MỘT CÁNH CŨNG HOA
DÙ RẰNG MỘT HỮA CŨNG LÀ TRÁI TIM



một số nội dung Thư Pháp chủ đề Mừng Tân Gia - Nhà Mới

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

tag:một số nội dung Thư Pháp chủ đề Mừng Tân Gia  - Nhà Mới | nhận viết theo yêu cầu tại cửa hàng thư pháp Đặng Hòa

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

chữ thư pháp hạnh phúc tặng tân gia nhà mới
thư pháp chữ hạnh phúc  thích hợp tặng tân gia nhà mới

1.Tân gia tân phúc tân phú quý Tấn tài tấn lộc tấn bình an.

2. tranh thư pháp chữ Tài Lộc: 
Vinh hoa phú quý niên trường thọ
tài lộc an khang tuế cát tường

3.tranh thư pháp chữ  Hưng Thịnh :
mua bán phát tài thông bốn bể
tài nguyên thịnh vượng nối ba sông

4. tranh thư pháp chữ Cát Tường: 
cung chúc an khang toàn gia thịnh
vạn kỷ niên xuân ý cát tường

5. tranh thư pháp chữ An :
gia đình vạn sự bình an
tài vô lộc đến phúc duyên tràn đầy

6. tranh thư pháp chữ Phát:
phát đạt đắc trường tồn
hưng thịnh lộc vĩnh cửu

7.tranh thư pháp chữ Đại Cát:
thời đáo hưng long phúc thọ hội
vận phùng phát đạt lộc tài sinh

8. Mã Đáo thành công

mã đáo thành công tại cửa hàng thư pháp
tranh thư pháp mã đáo thành công
9.tranh thư pháp chữ Gia Đình:
người ta có rất nhiều nơi để đến
nhưng chỉ có một chốn để quay về

10.tranh thư pháp chữ Tân Gia Vạn Phúc:
tân gia phú cát chúc an khang
vạn phúc vinh hoa mừng thịnh vượng

11. tân gia đại cát

12.tranh thư pháp chữ Gia An
tử hiếu song thân lạc
gia hòa vạn sự hưng

đang cập nhật nội dung về chủ đề quà tặng thư pháp mừng tân gia



Đôi Điều về Bút Lông viết thư pháp

một số điều về bút lông viết thư pháp

 


nút dây (kết thằng 結繩 ) để ghi nhớ sự việc rồi sau mới đổi thành nét khắc vạch (thư khế 書契 ) trên thẻ tre (trúc giản 竹簡 ), xương thú (thú cốt 獸骨 ), mai rùa (quy giáp 龜甲), tiếp theo là thời kỳ dùng hình vẽ, ký hiệu. Sau cùng là chữ viết. Từ thời kỳ thư khế về sau, có lẽ đã bắt đầu xuất hiện một thứ văn cụ là tiền thân của cây bút lông ngày nay. Theo thuyết của Léon Wieger thì vào đời Tần, Trình Mạc 程邈 chế bút bằng que gỗ dập tưa ở đầu. Người ta chấm bút vào sơn đen rồi viết trên vải lụa. Về sau bút gỗ được cải tiến thành bút lông (mao bút).
Sự phát minh bút lông viết thư pháp cũng như các văn cụ khác như mực (mặc 墨 ), giấy (chỉ 紙 ), nghiên mực (nghiễn 硯) mà người Trung Quốc quen gọi là văn phòng tứ bảo 文房四寶 giữ vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa, truyền thụ tri thức, sáng tạo nghệ thuật. Cây bút lông  viết thư pháp hoàn toàn khác hẳn dụng cụ viết ở các nước khác, bởi vì ở các nước khác có sự phân biệt rõ dụng cụ viết (bút) và dụng cụ vẽ (cọ) còn ở Trung Quốc thì không. Bút lông kiêm luôn hai chức năng viết và vẽ. Môn thư pháp (calligraphy) từ lâu vốn được xem là loại hình nghệ thuật đặc biệt. Thư pháp gia, tức nhà viết chữ đẹp, vẫn được coi trọng như họa gia.
Bút lông viết thư pháp kiêm hai chức năng viết và vẽ. Một hoạ gia đang vẽ trúc.
Nói chung, người ta cho rằng Mông Điềm 蒙恬 (một đại tướng nhà Tần) chế tạo bút lông, Thái Luân 蔡倫 (đời Tiền Hán) chế tạo giấy và Hình Di 邢夷 (đời Hán) chế tạo mực. Trong quyển Thiên Tự Văn của Chu Hưng Tự có câu: «Điềm bút Luân chỉ.» 恬筆倫紙 (Mông Điềm tạo bút, Thái Luân tạo giấy). Thực ra, không phải Mông Điềm phát minh bút lông, bởi lẽ các cổ vật khai quật được – mà các nhà khảo cổ cho rằng có trước thời đại Mông Điềm trên ngàn năm – chứng tỏ cổ nhân đã biết dùng bút. Trên những mảnh xương trinh bốc (oracle bones) khai quật được tại An Dương (Hà Nam) có ghi những nét chữ do nét bút lông chứ không phải nét khắc vạch. Hơn nữa, trong Sử Ký của Tư Mã Thiên nơi tiểu truyện của Mông Điềm không có đề cập việc phát minh bút lông.
Trước đời Tần, cây bút lông gọi là duật 聿; sau đời Tần, chữ duật được thêm bộ trúc 竹 và gọi là bút 筆. Sự thay đổi này có ghi trong quyển Cổ Kim Chú 古今注: Thời xưa cây bút làm bằng gỗ, về sau cán bút bằng gỗ nhưng đầu có gắn búp lông. Lõi bút lông bằng lông nai và bọc bên ngoài bằng lông dê. Đến thời Mông Điềm, cán gỗ được thay bằng cán trúc và búp lông được làm bằng lông thỏ. Quyển Thuyết Văn Giải Tự có ghi: «Người nước Sở gọi nó là duật, người nước Ngô gọi là bất luật, người nước Yên gọi là phất, người nước Tần gọi là bút.» 楚謂之聿吳謂之不律燕謂之弗秦謂之�� � (Sở vị duật, Ngô nhân vị chi bất luật, Yên vị chi phất, Tần vị chi bút.)
Quyển Bút Kinh 筆經 của Vương Hi Chi 王羲之 (303-370) có nói đến việc các quan chức nhà Hán cống nạp triều đình lông thỏ để làm bút. Tác giả ngợi khen lông thỏ của nước Triệu là loại cực phẩm. Điều này cho thấy việc sử dụng bút lông thỏ rất được ưa chuộng và phổ biến vào đời Hán. Tuy tác giả không nói cán bút bằng vật liệu gì nhưng căn cứ trên mặt chữ, chữ duật được thay bằng chữ bút chứng tỏ việc lấy trúc làm cán bút quả là rất phổ biến vậy.

Hộp dụng cụ: Bút lông, thỏi mực, nghiên, cái gác bút, chén nhỏ đựng nước, ấn triện, chén sứ đựng son đóng dấu (ấn nê).
Vào khoảng năm 1970, các cây bút được khai quật tại Cam Túc được giám định có vào đời Hán, và hình dáng giống cây bút lông ngày nay. Trong Bảo Tàng Viện Hoàng Cung Quốc Gia (National Palace Museum) tại Đài Loan hiện đang bảo tồn một bộ sưu tập bút lông đời Thanh, trong đó có một số bút dùng trong triều Càn Long (1736-1795), lẽ đương nhiên đó là những cây bút thượng hảo hạng.
Hồ Châu là địa phương nổi tiếng về chế tạo bút. Khi chế tạo bút, người ta thường dùng lông thỏ, lông dê, lông *** sói hoặc kết hợp các thứ lông này theo một tỉ lệ tương xứng để bút có được những hiệu quả khác nhau. Cho đến nay, lông thỏ tốt nhất không đâu bằng Trung Sơn. Do độ cứng mềm của từng loại lông và do phạm vi sử dụng của bút, người ta phân biệt hai loại chánh: nhóm bút lông mềm (nhuyễn hào bút) và nhóm bút lông cứng (ngạnh hào bút). Mỗi nhóm gồm nhiều loại khác nhau và có đủ cỡ đại / trung / tiểu.
1. Nhóm bút lông mềm (nhuyễn bút 軟筆) chủ yếu làm bằng lông dê gồm có:
* Đề bút 提筆 (cũng gọi là đẩu bút 斗筆): loại bút cực lớn, các thư pháp gia thường dùng viết đại tự, các họa gia ít dùng.
* Bạch vân bút 白雲筆: bút làm bằng lông dê và một ít lông cứng. Sự tiện dụng của bút là tính cương nhu, có thể vẽ trên thục chỉ (giấy đã phèn rồi) hoặc trên lụa. Rất thích hợp vẽ những hoa mềm mại. Bút có ba cỡ.
* Nhiễm bút 染筆, Đài bút 苔筆, Trước sắc bút 著色筆: ba loại này làm bằng lông dê, dùng tô màu hay chấm những điểm rêu. Bút có ba cỡ.
* Bạch khuê bút 白圭筆: dùng vẽ đường nét trên lụa hoặc thục chỉ. Bút có ba cỡ.
* Bài bút 排筆: nhiều cây bút ghép lại như chiếc bè, dùng để quét những mảng màu lớn.
2. Nhóm bút lông cứng (ngạnh bút 硬筆) gồm có:
* Đề bút 提筆: bút cực lớn bằng lông cứng, người ta ít dùng.
* Lan trúc bút 蘭竹筆: bút bằng lông sói hoặc lông chồn (lông sói cứng hơn lông chồn một chút), dùng vẽ lan, trúc hoặc những nét thô lớn, cũng có thể dùng để vẽ nếp nhăn y phục. Bút có ba cỡ.
* Thư hoạ bút 書畫筆: bút được dùng nhiều nhất vì thích hợp viết chữ cũng như vẽ đủ loại: nhân vật, sơn thủy, hoa điểu. Bút có ba cỡ.
* Linh mao hoạ bút 翎毛畫筆: dùng vẽ lông chim. Bút có ba cỡ.
* Điểm mai bút 點梅筆, Diệp cân bút 葉筋筆, Lang khuê bút 狼圭筆, v.v...: nói chung đây là những bút nhỏ lông cứng bằng lông sói, dùng vẽ những đường nét nhỏ như điểm hoa mai, vẽ gân lá...
Phạm vi sử dụng bút cũng khác nhau: khi thấm màu hay tô màu dùng bút mềm lông dê, khi vẽ đường nét dùng bút cứng lông sói. Đối với giấy hay lụa tùy theo thô hay mịn mà dùng bút lông cứng hay mềm. Giấy vẽ có phèn rồi gọi là thục chỉ (giấy chín), giấy vẽ chưa phèn gọi là sinh chỉ (giấy sống.) Khi vẽ sinh chỉ dùng bút lông cứng khi vẽ thục chỉ dùng bút lông mềm. Đối với lụa, vì trước khi vẽ cần phải phèn qua nên theo nguyên tắc phải dùng bút lông mềm hoặc bút làm bằng cả hai thứ lông cứng và mềm gọi là kiêm hào bút.
Bút dùng lâu ngày trở nên tưa cùn gọi là thoái bút 退筆 mà ta không nên vất bỏ vì nó rất tuyệt diệu khi viết chữ thảo. Giới hội họa có câu: «Họa gia vô khí bút.» 畫家無棄筆(Người họa sĩ không bao giờ ném bỏ bút cũ). Một họa gia đời Thanh là Trách Lãng 迮朗 trong quyển Họa Sự Vi Ngôn 畫事微言 có nói: «Bút lông cứng để vẽ đường nét, bút lông mềm để tô màu, bút mới để vẽ những nét công phu tỉ mỉ (công bút), bút cũ để mô tả tượng trưng theo lối tả ý (ý bút), bút lông cứng để vẽ chi tiết, bút lông mềm để quét màu, bút lông cứng đầu nhọn để vẽ gân lá, bút cũ lông cứng để chấm những điểm rêu, bút lớn lông mềm để quét mực loãng, bút cũ lông mềm để quét những mảng màu nhạt mỏng.» 鉤勒用硬筆著色用軟筆工細用新筆寫�� �用退筆界畫用硬筆畫染用軟筆鉤筋用� ��尖筆點苔用硬退筆潑墨用大軟筆淡色 用軟退筆 (Câu lặc dụng ngạnh bút, trứ sắc dụng nhuyễn bút, công tế dụng tân bút, tả ý dụng thoái bút, giới họa dụng ngạnh bút, họa nhiễm dụng nhuyễn bút, câu cân dụng ngạnh tiêm bút, điểm đài dụng ngạnh thoái bút, bát mặc dụng đại nhuyễn bút, đạm sắc dụng nhuyễn thoái bút).
Kỹ thuật cầm bút cũng thay đổi khác nhau:


* Nếu chỉ viết chữ hoặc tỉa những đường nét nhỏ, mảnh, tỉ mỉ, cầm bút như sau: quản bút được giữ ở hai vị trí: a/ giữa đốt thứ nhất ngón trỏ và đầu ngón cái, b/ giữa hai đốt đầu của ngón giữa và áp út. (Xem hình 1)
* Nếu vị trí a cố định, thì vị trí b có thể di động tới lui với sự điều khiển của ngón giữa và ngón áp út. (Xem hình 2 và 3)
* Nếu vị trí a di động theo sự điều khiển của cánh tay, thì vị trí b có hai chuyển động: một là của riêng b, một là theo di động của a.
Như vậy ngọn bút di chuyển trên mặt giấy lụa vô cùng linh hoạt. Nếu đầu ngọn bút di động trên một diện tích tương đối nhỏ, ta vận động cổ tay. Nếu trên diện tích lớn, ta vận động cả cánh tay. Nếu chỉ để vẽ, cầm bút như sau: bút được giữ giữa đầu ngón cái và các đầu ngón còn lại. Lối cầm bút này rất tiện lợi vì đầu bút có thể di động theo mọi chiều hướng theo sự điều khiển của ngón tay, cổ tay và cánh tay, sự ảo diệu của lối cầm bút này là nó có thể biến thể như hình sau: Lối cầm bút như vậy gần giống lối cầm thứ nhất nhưng hiệu quả cao hơn vì bút có thể đứng, nghiêng, nằm. Đặc biệt ở thế nằm, búp lông có hai chuyển động: hoặc theo chiều dọc thân bút (a) hoặc tạt hai bên (b). (Hình 4) Nếu lông bút hơi khô mực hay khô màu, nó thể hiện được những vết rạn nứt như sớ gỗ, sớ đá, rất thích hợp để vẽ thân cây, núi và đá.
Ngoài ra, vị trí bàn tay trên cán bút cũng tạo hiệu quả khác nhau vì bàn tay gần búp lông và bàn tay ở cuối cán bút tạo những lực mạnh yếu khác nhau.







Trong cách vận dụng bút, người ta thường dùng những thuật ngữ như: Ức 抑 (nhấn xuống), dương 揚 (nâng lên), đốn 頓 (dè dặt), tỏa 挫 (hạ xuống), trì 遲 (chậm trễ), tốc 速 (nhanh), hoãn 緩 (thong thả), khẩn 緊 (gấp gáp), khinh 輕 (nhẹ tay), trọng 重 (nặng, mạnh tay), lập 立 (bút đứng thẳng), ngọa 臥 (bút nằm), sát 擦 (chà quét), điểm 點 (chấm bút), nhiễm 染 (tô màu)... Những hiệu quả tạo ra như: Thoán 皴 (tạo vết răn nứt), can 干 (khô), thấp 濕 (ướt át), nồng 濃 (đậm đà), đạm 淡 (nhạt), nhung 茸 (mơn mởn như chồi non), trám (chấm giọt), thực 實 (thực), hư 虛 (hư ảo), tiêm (nhọn), thốc 禿 (trơ trụi), tàng 藏 (ẩn kín), lộ 露 (phơi bày), thô 粗 (thô), tế 細 (nhỏ, mảnh mai), nhuyễn 軟 (mềm), ngạnh 硬 (cứng), âm 陰 (tối), dương 陽 (sáng), hướng 向 (tới), bối 背 (sau lưng), hậu 厚 (dày), bạc 薄 (mỏng)...
Một khái niệm khác khi chấp bút đó là khí bút. Tô Đông Pha, một nhà thi họa và chính khách đời Tống, có lần tán thưởng thư pháp của Nhược Quỳ: «Chữ viết tiêu sơ như mưa bay, phát tán một cách tự nhiên mà không chút nào cẩu thả.» Rõ ràng chỉ khi nào người nghệ sĩ hoàn toàn đắm mình trong sự sáng tạo nghệ thuật thì mới đạt được hiệu quả này. Có thể gọi đây là hiện tượng cảm ứng. Người viết cảm được sự biến động của tự dạng trong tâm. Khi sự cảm nhận này hội đủ rồi thì người nghệ sĩ cầm bút viết ngay một cách đúng mực và thông suốt không đứt đoạn. Thần khí của chữ phóng phát từ tâm tư ứng hiện lên mặt giấy. Nét bút trở nên sống động, linh hoạt và có thần khí. Ta có thể lấy ẩn dụ ngón tay chỉ trăng: Người sơ cơ phải lệ thuộc vào văn cụ, dẫu có công phu, nét bút có thể đẹp nhưng không có thần vì thần khí chỉ trụ ở ngón tay. Còn đối với người lão luyện, ngọn bút như một bộ phận thân thể nối liền với bàn tay. Trong con mắt người nghệ sĩ bậc thầy, không có «ngón tay», chỉ có «mặt trăng» mà thôi. Nghĩa là không ngọn bút, chỉ có cái thần khí của chữ hiển hiện trên giấy, lụa.
Đại sư D.T. Suzuki có đề cập vấn đề này ở bài luận về Zen và hội họa, trong quyển Zen Buddhism: «Một nét khu biệt khác của mặc họa (Sumiye) chính là sự nỗ lực chụp bắt cái Thần đang lúc nó vận động. Vạn vật luôn vận hành, không có gì tĩnh lặng trong bản chất của nó. Khi bạn nghĩ rằng bạn đang giữ yên được nó thì nó trượt khỏi tay bạn rồi. Bởi vì trong cái khoảnh khắc mà bạn giữ nó, nó không còn sự sống nữa. Nó đã chết. Nhưng mặc họa cố gắng bắt giữ sự vật cùng với sức sống của nó, một điều cơ hồ không thể đạt được. Vâng, sự nỗ lực của người nghệ sĩ muốn thể hiện một vật thể sống động trên trang giấy dường như bất khả thi, nhưng người nghệ sĩ có thể đạt được ý muốn này ở một giới hạn nào đó nếu mỗi nét bút đều phóng phát trực tiếp từ cái thần khí nội tại, không bị ngoại giới và tạp niệm ngăn trở. Trong trường hợp này ngọn bút chính là cánh tay vươn dài ra. Hơn thế nữa, nó chính là Thần khí của nghệ, sĩ, thần khí này ứng hiện trong từng nét bút trên mặt giấy. Khi hoàn tất, bức mặc họa chính là một thực thể sống, hoàn bị và không hề là bản sao của bất kỳ sự vật nào.»

Cây bút lông viết thư pháp, một nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Trung Quốc, suốt mấy ngàn năm phát triển từ một que gỗ thô sơ thành một cây bút lông viết thư pháp xinh xắn ảo dụng, đã chứng tỏ óc thông minh sáng tạo của dân tộc này. Các nước đồng văn hóa với Trung Quốc như Việt Nam, Nhật, Triều Tiên cũng từng sử dụng bút lông. Nhưng trong thời đại tân tiến hiện nay, có nhiều loại bút khác tiện lợi hơn đã thay thế bút lông. Cây bút lông viết thư pháp chỉ còn đắc dụng trong lĩnh vực nghệ thuật như thư pháp và hội họa mà thôi. ●

Cách chọn Bút Lông dùng để viết Thư Pháp chữ Việt

bán bút lông viết thư pháp đẹp tại cửa hàng thư pháp
bút lông viết thư pháp cở lớn có bán tại cửa hàng thư pháp
Khi mua bút viết thư pháp về sau khi rửa sạch lớp keo, bạn nhúng bút lông vào nước và giũ thật mạnh. Nếu bút lông tốt thì sẽ hội đủ các yếu tố sau đây: TIÊM, TỀ, VIÊN, KIỆN.

-Tề là ngay ngắn, tất cả các sợi lông phải được xếp đều đặn ngay ngắn từ gốc đến ngọn, không xiên qua xéo lại. Lúc bút lông khô, xoè ngọn bút lông ra trên mặt giấy, nếu thấy lông bút lông xoè đều ra như hình rẽ quạt thì là bút tốt

-Tiêm nghĩa là nhọn, khi nhúng ngọn bút vào mực hay nước thì lông bút túm lại đến phần đầu bút phải thật nhọn

-Viên là tròn đều, quan sát thấy xung quanh ngọn bút no đầy, bốn mặt tròn đều không bị lõm vào hay lồi ra.

- Kiện là cứng cáp, ngọn bút bó độ đàn hồi cao, nhấn bút xuống mặt giấy khi nhấc lên, ngọn bút trở lại trạng thái ban đầu.

Khi mua bút chúng ta chỉ quan sát được ngọn bút có nhọn và tròn đều hay không thôi, vì bút được nhúng một loại hồ đặc biệt cùa nhà sản xuất.
bút lông viết thư pháp, bán tại cửa hàng thư pháp
bút lông dùng để viết thư pháp việt, có bán tại cửa hàng thư pháp Đặng Hòa

Cán bút thường được làm bằng tre, gỗ, sánh , sứ hoặc sừng…Dù được làm bằng chất liệu gì đi nữa thì cán bút phải thẳng và tròn đều.

SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN BÚT viết thư pháp:
Khi mua bút lông về, phải ngâm vào nước lã khoảng 15-30 phút cho tan đi phần hồ. Sau đó rửa sạch. Mỗi lần sử dụng nên nhúng ngọn bút vào nước cho bút no nước sau đó dùng khăn giấy để thấm bớt nước ra rồi mới chấm vào mực. Sau mỗi lần sử dụng phải rửa bút thật sạch bằng nước lã, không nên để bút bị khô hoặc ngâm bút quá lâu trong thố rửa mực, ngọn bút sẽ bị cong. Sau khi rửa, vuốt bút thật nhọn và treo ngược lên giá cho đến khi bút khô có thể cất vào hũ đựng bút. Nếu mang bút đi nên có một bó tre để cuộn bút vào tránh làm hư ngọn bút.

loại bút lông thường được dùng viết thư pháp

Bút sử dụng càng lâu, càng mềm tạo cảm giác quen tay. Khi sử dụng sẽ linh hoạt hơn bút mới. Nên chúng ta phải nâng niu giữ gìn. Trong quá trình sử dụng nếu có sợi lông nào bị tưa ra thì nên dùng kéo cắt đi, không nên bức bằng tay hoặc giật ngược ra sau tránh làm ảnh hưởng đến những phần lông bên cạnh.

trích trong sách của Thư Pháp Gia Đăng Học

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
ban thu phap| Thư Pháp việt | thư pháp | đẹp | cửa hàng thư pháp | - |thư pháp tình yêu | thư pháp đẹp |