Cách chọn Bút Lông dùng để viết Thư Pháp chữ Việt

bán bút lông viết thư pháp đẹp tại cửa hàng thư pháp
bút lông viết thư pháp cở lớn có bán tại cửa hàng thư pháp
Khi mua bút viết thư pháp về sau khi rửa sạch lớp keo, bạn nhúng bút lông vào nước và giũ thật mạnh. Nếu bút lông tốt thì sẽ hội đủ các yếu tố sau đây: TIÊM, TỀ, VIÊN, KIỆN.

-Tề là ngay ngắn, tất cả các sợi lông phải được xếp đều đặn ngay ngắn từ gốc đến ngọn, không xiên qua xéo lại. Lúc bút lông khô, xoè ngọn bút lông ra trên mặt giấy, nếu thấy lông bút lông xoè đều ra như hình rẽ quạt thì là bút tốt

-Tiêm nghĩa là nhọn, khi nhúng ngọn bút vào mực hay nước thì lông bút túm lại đến phần đầu bút phải thật nhọn

-Viên là tròn đều, quan sát thấy xung quanh ngọn bút no đầy, bốn mặt tròn đều không bị lõm vào hay lồi ra.

- Kiện là cứng cáp, ngọn bút bó độ đàn hồi cao, nhấn bút xuống mặt giấy khi nhấc lên, ngọn bút trở lại trạng thái ban đầu.

Khi mua bút chúng ta chỉ quan sát được ngọn bút có nhọn và tròn đều hay không thôi, vì bút được nhúng một loại hồ đặc biệt cùa nhà sản xuất.
bút lông viết thư pháp, bán tại cửa hàng thư pháp
bút lông dùng để viết thư pháp việt, có bán tại cửa hàng thư pháp Đặng Hòa

Cán bút thường được làm bằng tre, gỗ, sánh , sứ hoặc sừng…Dù được làm bằng chất liệu gì đi nữa thì cán bút phải thẳng và tròn đều.

SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN BÚT viết thư pháp:
Khi mua bút lông về, phải ngâm vào nước lã khoảng 15-30 phút cho tan đi phần hồ. Sau đó rửa sạch. Mỗi lần sử dụng nên nhúng ngọn bút vào nước cho bút no nước sau đó dùng khăn giấy để thấm bớt nước ra rồi mới chấm vào mực. Sau mỗi lần sử dụng phải rửa bút thật sạch bằng nước lã, không nên để bút bị khô hoặc ngâm bút quá lâu trong thố rửa mực, ngọn bút sẽ bị cong. Sau khi rửa, vuốt bút thật nhọn và treo ngược lên giá cho đến khi bút khô có thể cất vào hũ đựng bút. Nếu mang bút đi nên có một bó tre để cuộn bút vào tránh làm hư ngọn bút.

loại bút lông thường được dùng viết thư pháp

Bút sử dụng càng lâu, càng mềm tạo cảm giác quen tay. Khi sử dụng sẽ linh hoạt hơn bút mới. Nên chúng ta phải nâng niu giữ gìn. Trong quá trình sử dụng nếu có sợi lông nào bị tưa ra thì nên dùng kéo cắt đi, không nên bức bằng tay hoặc giật ngược ra sau tránh làm ảnh hưởng đến những phần lông bên cạnh.

trích trong sách của Thư Pháp Gia Đăng Học

Kiều bào – Cầu nối thương hiệu Việt

Nhân dịp Tết cổ truyền Nhâm Thìn 2012, chiều 7/1, gần 600 kiều bào từ các nước về quê hương đón Tết đã tham dự chương trình gặp gỡ kiều bào mừng Xuân với chủ đề “Kiều bào – Cầu nối thương hiệu Việt”, do Ủy ban MTTQVN TP. Hồ Chí Minh và Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố phối hợp tổ chức.
Các đại biểu Việt kiều xin chữ đầu năm. Ảnh: Thế Anh - TTXVN ( thư pháp Đặng Hòa và Viết Hiếu đang cho chữ)
Chương trình là dịp để bà con kiều bào gặp gỡ, giao lưu và vui đón xuân mới trên quê hương với các tiết mục biểu diễn văn nghệ dân tộc, múa lân – sư – rồng, biểu diễn thời trang, hái lộc xuân và thưởng thức ẩm thực Việt. Đây còn là dịp các doanh nghiệp Việt kiều quảng bá sản phẩm, gặp gỡ đối tác, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, với mục đích đưa sản phẩm và thương hiệu Việt đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng và thị trường các nước trên thế giới nói chung.

Đóng vai trò là cầu nối tự nhiên giữa Việt Nam với các nước do được tiếp cận với văn hóa của nhiều nước, kiều bào, đặc biệt là các doanh nghiệp, đã và đang có nhiều đóng góp trong việc đưa hàng ViệtNam vào thị trường Mỹ, Pháp, EU và nhiều nước khác. Trong đó, các ngành kỹ thuật, giao thông, xây dựng, du lịch, văn hóa, lĩnh vực hàng may mặc - thời trang, hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, thủy sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ… được nhiều doanh nghiệp Việt kiều quan tâm phát triển thương hiệu Việt. Với hơn 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến vào thị trường Mỹ và Hồng Công, nhà doanh nghiệp Quách Hưng Tòng, kiều bào tại Mỹ, cho rằng thực phẩm Việt có tiềm năng rất lớn để xuất sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canađa... không chỉ vì có đông người Việt tại những nơi này mà còn một lượng lớn cộng đồng sắc dân gốc Ấn, Thái, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philíppin... cũng sử dụng được hàng Việt; đồng thời sản phẩm nhiệt đới từ Việt Nam cũng được nhiều người gốc Âu ưa chuộng.

Để có được những kết quả trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc đưa hàng Việt vào thị trường các nước, ngoài nỗ lực của từng doanh nghiệp kiều bào còn có sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan trong nước và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hội doanh nghiệp người Việt tại Pháp, cho rằng sự hỗ trợ từ các bộ ngành trong nước và các thương vụ Việt Nam trong hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ triển lãm đưa sản phẩm thẳng đến khách hàng, có ý nghĩa rất lớn đối với xuất khẩu hàng Việt và phát triển thương hiệu Việt sang các nước.

Theo Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp kiều bào nói riêng và kiều bào nói chung đang đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước cần quan tâm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thủ tục lưu trú cho kiều bào, cần tạo điều kiện cho kiều bào ổn định cuộc sống tại Việt Nam; tiếp tục có thêm nhiều chính sách ưu đãi và tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn nữa; đẩy nhanh cải tiến thủ tục hải quan, minh bạch, công khai nhằm giảm chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp...

Hoàng Liên Sơn

Khai bút đầu Năm- Nét đẹp văn hóa của người Việt

Trong văn hóa và thói quen của người Việt, mọi người quan niệm rằng, ngày đầu tiên của năm là ngày quan trọng cho một khởi đầu mới. Những ngày đầu tiên của năm, nếu mọi việc suôn sẻ, ai nấy vui vẻ thì cả năm sẽ luôn được may mắn. Trong khoảng thời gian ấy, mọi người thường tranh thủ làm nhiều việc lấy may cho cả năm, trong đó, tục chắp bút (hay khai bút) đầu năm luôn luôn được nhân dân ta để ý, nhắc nhở nhau thực hiện, mong cho một năm mới phát tài.


đầu năm 2012, đúng vào phút đầu tiên của năm mới. thư pháp Đặng Hòa cũng làm lễ khai bút, xin chia sẻ một số tác phẩm với những người yêu thư pháp
chúc mừng  thư pháp
chúc mừng năm mới bằng thư pháp

tết thư pháp

thư pháp xuân

ý nghĩa của việc treo tranh thư pháp trong nhà

Sau đây là ý nghĩa của một số bức tranh thư pháp  mang lại may mắn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho ngôi nhà của mình.
tranh thư pháp hạnh phúc


- Thư pháp, câu đối, hoành phi mang ý nghĩa chúc phúc, cầu may cho gia đình.
- Tranh tường lớn vẽ hoa mẫu đơn tượng trưng cho vinh hoa phú quý.
- Tranh vẽ hoa hướng dương làm căn phòng tăng thêm dương khí, bù đắp lượng ánh sáng thiếu hụt, tạo sinh khí cho ngôi nhà.
- Tranh vẽ hoa sen, cá chép tượng trưng cho sự no đủ, tiền tài viên mãn.
- Tranh tùng bách xanh 4 mùa tượng trưng cho sự trường thọ.
Theo Blog Phong Thủy, khi treo tranh cần chú ý:
- Nội dung và kích cỡ tranh, chữ của các bức thư pháp, câu đối, hoành phi phải tương xứng, cân đối với căn phòng; phù hợp với thân phận, địa vị của gia chủ.
- Khi treo tranh vẽ các loài mãnh thú như hổ, báo, sư tử hay chim ưng nên chọn các tranh mà đầu của chúng ở tư thế hướng lên trên, sẵn sàng tự vệ. Không nên chọn hình ảnh chúng đang nhìn bạn như thể chuẩn bị tấn công.
- Treo tranh sơn thủy cần chú ý đến thế nước chảy phải hướng vào nhà chứ không được hướng ra.
- Những bức tranh màu nặng nề, u tối không nên treo. Vì nó dễ làm nảy sinh tâm lý chán nản, bi quan, thiếu động lực làm việc.
- Không nên treo tranh trừu tượng vì loại tranh này thường khiến người xem hoảng loạn tinh thần.
- Không nên treo tranh, ảnh chân dung của người thân đã quá cố tùy tiện. Vì nó tạo cảm giác nặng nề cho gia đình.


Phong thủy học truyền thống cho rằng, khi ánh sáng tự nhiên trong phòng không đủ có thể bổ sung bằng cách treo thêm tranh, thư pháp, câu đối, tranh thiên nhiên, phong cảnh… Sở dĩ như vậy vì màu sắc, nội dung của các bức tranh mang đến cho gia chủ nhiều niềm vui và may mắn. 
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
ban thu phap| Thư Pháp việt | thư pháp | đẹp | cửa hàng thư pháp | - |thư pháp tình yêu | thư pháp đẹp |